Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô chưa mang lại chuỗi giá trị, chưa xứng tầm với vị thế
Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần 6, ngày 11-3, tại Đắk Lắk đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 4 năm 2017.
Xuất thô, giá rẻ
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng kim ngạch chỉ đạt trên dưới 3,5 tỉ USD. Cà phê Việt Nam chưa có bản sắc, đặc biệt chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan là Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, còn cà phê qua chế biến chỉ ở mức 5%-7% sản lượng nên chưa mang lại giá trị xứng tầm. Không thể phủ nhận giá trị của cây cà phê một thời đã cải thiện đáng kể đời sống của người trồng cà phê ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đối với những vùng trồng được cây cà phê thì nông dân đang có xu hướng chuyển đổi nhiều diện tích đất sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn như hồ tiêu, chanh dây, bơ, sầu riêng...
Người trồng cà phê chưa được hưởng lợi trong chuỗi giá trị
Ông Nguyễn Đình Toản (ngụ huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông)cho biết gia đình có 2 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh. Những năm trước, trung bình mỗi năm thu được khoảng 4 tấn cà phê nhân, bán được khoảng 150 triệu đồng. Nhưng thu hái xong phải bán liền - lúc này giá cà phê thường ở mức thấp để trả các khoản phân bón, thuốc trừ sâu và tiền lãi suất đã ứng của các đại lý. “Đối với một gia đình nông dân, nếu có 2 ha đất trồng hồ tiêu thì sẽ giàu, còn gia đình tôi cũng chỉ đủ ăn vì mỗi năm trừ công cán, dư chẳng được bao nhiêu” - ông Toản cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Quang Dần (ngụ huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk), hạn hán kéo dài đã khiến cho 3,3 ha cà phê của gia đình thiệt hại nặng nề. “Nợ ngân hàng và nợ ngoài tổng cộng gần 200 triệu đồng đổ vào vườn cây, không biết bao giờ mới lấy lại được vốn. Tôi đang tính chuyển đổi 1 ha sang trồng hồ tiêu nhưng hiện giờ không có vốn đầu tư” - ông Dần than thở.
Nông dân trồng cà phê trên diện tích tự có điêu đứng một thì nông dân trồng cà phê liên kết, nhận khoán của một số doanh nghiệp (DN) điêu đứng mười. Hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có hàng chục công ty chiếm một diện tích cà phê rất lớn đang liên kết với nông dân. Trong đó, có nhiều DN để nông dân tự đầu tư, chăm sóc và đến vụ thu hàng chục khoản phí. Điều này dẫn đến thực trạng những năm qua, nông dân ở nhiều công ty liên tục kéo lên tỉnh, ra bộ - ngành trung ương khiếu nại, khiếu kiện.
kekkekke
hshjsejj
test